Kinh nghiệm mang bầu từ A đến Z dành cho bạn

Nếu bạn đang mong muốn có con thì nên tham khảo kinh nghiệm mang bầu được các mẹ bỉm sữa chia sẻ lại. Kidstv.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những bước chuẩn bị mang thai, lịch tiêm phòng và chế độ dinh dưỡng cụ thể.

Học hỏi kinh nghiệm mang bầu từ các bà mẹ bỉm sữa
Học hỏi kinh nghiệm mang bầu từ các bà mẹ bỉm sữa

Trước khi mang thai bạn cần làm gì?

Ngay từ khi muốn có em bé bạn cần chuẩn bị vững chắc về mặt sức khoervaf tài chính, cụ thể:

  • Bạn nên đi khám sức khỏe tiền tại tại bệnh viện uy tín để biết mình và chồng có bất thường về sức khỏe hay không. Nếu có thì hai vợ chồng cần phải chữa bệnh, điều dưỡng lại cơ thể để sẵn sàng mang thai.
  • Để mẹ và thai nhi an toàn trong suốt quá trình thai kỳ thì mẹ nên tiêm phòng các mũi như: Rubella, sởi, quai bị, thủy đậu, cúm….
  • Khi gia đình có thêm một thành viên nữa thì hai bạn sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền rất lớn. Chính vì vậy hai vợ chồng cần phải lập quỹ để dùng khi sinh con.
  • Hai vợ chồng cần đọc các tài liệu liên quan đến thai kỳ để có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tinh thần. Nếu sau này có bất kỳ tình huống xấu nào xảy ra thì hai vợ chồng sẽ có cách ứng biến kịp thời.

Dấu hiệu mang thai bạn nên biết

Trễ kỳ kinh nghiệm, non nghén là những dấu hiệu mang thai cơ bản nhất. Ngoài ra người mang thai có thể bắt gặp các triệu chứng có thai sớm như: nhạy cảm với mùi, khó thở, cảm xúc thất thường, dễ mệt mỏi. Bên cạnh đó thì phần ngực của bạn có thể mềm, lớn hơn, núm vú sẫm màu, dịch âm đạo tăng,… Khi nghi ngờ mình đã có thai bạn nên mua que thử thai để thử ngay tại nhà.

Kinh nghiệm mang bầu: Nên đi khám thai khi nào?

Trong suốt quá trình mang thai, bạn nên thường xuyên đi siêu âm để biết thai nhi phát triển ra sao, có ổn định hay không. Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng bạn nhất định phải đi siêu âm, lần lượt là:

  • Khám thai khi được 7 đến 8 tuần: Đây là khi bạn phát hiện ra mình đã có thai khi dùng que thử nên muốn đi siêu âm để nhận kết quả chắc chắn hơn. Lúc này bác sĩ sẽ cho bạn nghe tim thai lần đầu tiên và thông báo thai đã vào tử cung hay chưa, có bất thường gì hay không.
  • Khám thai khi được 11 đến 14 tuần: Thời gian khám tốt nhất là vào tuần thứ 12 bởi lúc này bác sĩ có thể kiểm tra độ mờ da gáy. Qua đó bác sĩ có thể kết luận xem thai có bất thường về nhiễm sắc thể hay không, liệu bé có bị dị dạng tim, Down hay không.
  • Khám thai khi được 22 đến 23 tuần: Việc siêu âm sẽ giúp bạn biết được thai nhi có bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng,… hay không. Nếu phát hiện ra bất thường bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý thích đáng dành cho mẹ.
  • Khám thai khi được 31 đến 32 tuần: Nhờ công nghệ siêu âm mẹ có thể kiểm tra bất thường ở tim, não, động mạch,… của thai nhi. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm xét nghiệm máu, nước tiểu để sớm phát hiện ra bất thường.
  • Khám thai khi được 35 đến 36 tuần: Thai nhi sẽ được đo tim thai, ngôi thai, chuyển động thai, dự báo cân nặng khi sinh,… Lần khám thai này được xem là bước đệm cho ngày sinh nở gần kề. 

Kinh nghiệm mang bầu: Chế độ tiêm phòng cho mẹ ra sao?

  • Trước khi mang thai: Giai đoạn này bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ các mũi như Rubella, sởi, quai bị, cúm, thủy đậu, viêm gan B. Đây chính là lý do mẹ nên đi khám tiền sản ngay khi bản thân có ý định mang thai.
  • Trong quá trình mang thai: Mẹ bầu cần tiêm vắc xin uốn ván để phòng thai chết lưu và vắc xin cúm để tránh ảnh hưởng đến bé.
Bạn cần tuân thủ đúng chế độ tiêm phòng
Bạn cần tuân thủ đúng chế độ tiêm phòng

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý khi mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và con. Cụ thể thì mẹ cần bổ sung nhóm thực phẩm như:

  • Tinh bột: có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, khoa tây, gạo,…
  • Protein: Có trong các loại hạt nhà họ đậu, thịt gia cầm, cá, trứng,…., mỗi ngày nên bổ sung khoảng 70g.
  • Chất béo: Có nhiều trong sữa nguyên kem, bơ đậu phộng, thịt, các loại hạt,…, cần bổ sung khoảng 40g mỗi ngày.
  • Axít Folic: Mỗi ngày bạn cần bổ sung từ 300- 400mcg, hoạt chất này có nhiều trong rau lá xanh, măng tây, đậu, quả màu vàng sậm,…
  • Omega-3: Bạn nên tích cực ăn trứng, cá ngừ, cá hồi, đậu hũ,…
  • Canxi: Hợp chất này có hàm lượng cao trong sữa, sữa chua, rau dền, phô mai,…
  • Kẽm: Khi mang thai, nhu cầu kẽm sẽ ấp đôi bình thường, vậy nên bạn có thể ăn trứng, thịt lợn, thịt bò, đậu nành, sò,…
  • Iod: Bạn nên nạp vào cơ thể liều lượng vừa đủ thông qua cá biển, rong biển.
  • Sắt: Có nhiều trong các loại thịt nạc đỏ, rau dền, hoa quả sấy khô,…
  • Vitamin A, B, C, D: Mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều rau quả để nạp đủ các loại vitamin và khoáng chất này.
Bạn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Bạn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Những thứ mẹ bầu cần tránh khi mang bầu

  • Mẹ bầu không nên sử dụng hóa chất, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia để không ảnh hưởng đến thai nhi,… Chúng có thể khiến bé bị sinh non, tạo nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.
  • Khi mang thai mẹ bầu không nên tiếp xúc với vật nuôi, nhất là những động vật chưa được tiêm phòng bởi chúng là nguồn mang bệnh, virus.
  • Bạn nên tránh các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, đồ đóng hợp, thức ăn nhanh, thức ăn để lâu, đồ sống, sữa chưa tiệt trùng,… Đặc biệt trong ba tháng đầu bạn nên tránh xa nhóm thực phẩm gây nên các cơn co bóp tử cung, tạo nên nguy cơ sảy thai cao.

Kinh nghiệm mang bầu: Chế độ vận đồng và nghỉ ngơi

  • Chế độ làm việc: Mẹ bầu không được làm các công việc quá nặng nhọc, không đứng lâu, cúi nhiều hay làm trong môi trường độc hại.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Mẹ nên ngủ tối thiểu 8 tiếng 1 ngày, không thức khuya và ngủ trưa khoảng 30 phút.
  • Chế độ vận động: Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, yoga,… để tạo sự dẻo dai, tinh thần thoải mái.

Tổng kết

Với các kinh nghiệm mang bầu trên đây, bạn có thể yên tâm và thoải mái khi mang thai. Trong suốt quá trình mang thai mẹ nên đi khám thai đầy đủ và tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *