Cách dạy con tính tự lập theo tinh thần Montessori

Cách dạy con tính tự lập là vấn đề ba mẹ cần chú ý trong suốt quá trình dạy con cái. Kidstv.com.vn sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu vai trò của việc dạy bé sống tự lập, cách tạo thói quen tự lập cho trẻ.

Tìm hiểu cách dạy con tính tự lập
Tìm hiểu cách dạy con tính tự lập

Tự lập là gì, tại sao phải dạy con tính tự lập?

Tự lập là một đức tính quý ở cả trẻ con lẫn người lớn, chính vì vậy ngay từ khi bé còn nhỏ bạn cần phải rèn luyện tính tự lập cho trẻ.

Trẻ tự lập là gì?

Tự lập là kỹ năng sống quan trọng, trẻ tự lập là đứa trẻ có khả năng làm những việc mình muốn, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Sống tự lập sẽ giúp trẻ phát triển về tư duy, suy nghĩ, biết cách tự lên kế hoạch cho mình. Những đứa trẻ sống tự lập thường có kết quả học tập tốt và dễ thành công trong tương lai hơn những đứa trẻ luôn phụ thuộc vào bố mẹ.

Lý do ba mẹ nên dạy con tính tự lập

Ba mẹ nên quan tâm đến cách dạy con tính tự lập bởi việc rèn dũa đức tính này sẽ đem tới nhiều lợi ích thiết thực:

  • Giúp bé tự tin và mạnh mẽ: Bé có khả năng tự phục vụ bản thân, tự sắp xếp mọi thứ xung quanh mình. Như vậy khi gặp rắc rối bé có thể chủ động tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó một cách thỏa đáng. Nờ đó bé sẽ luôn tự tin, mạnh mẽ dù gặp phải bất kỳ khó khăn nào.
  • Khả năng quyết đoán, tự chịu trách nhiệm: Bé không có thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác nên khi có vấn đề xảy ra bé có thể tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về nó. Dần dần bé sẽ nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện hơn, có chiều sâu tư duy.
  • Thích nghi tốt với môi trường mới, hoàn cảnh mới: Khi bé tự lập thì dù phải thay đổi môi trường sống hay môi trường học tập bé sẽ rất nhanh thích nghi. Yếu tố này sẽ giúp bé dễ dàng gặt hái thành công trong tương lai hơn.

Cách dạy con tính tự lập cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Để việc dạy con tính tự lập trở nên hiệu quả, bố mẹ cần ghi nhớ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Ba mẹ là hình mẫu cho con noi theo: Bé sẽ học hỏi bằng cách bắt chước hành động của ba mẹ. Chính vì thế bản thân ba mẹ phải là người có tính tự lập thì con cái mới học được đức tính tốt này.
  • Không bao bọc con quá mức: Việc gì cũng lo cho con từ A đến Z sẽ rất khó để bé có thể hình thành tính tự lập, Thay vào đó ba mẹ nên dành cho bé không gian tự do riêng để bé học cách làm mọi thứ. Tất nhiên ba mẹ vẫn sẽ theo dõi từ xa để đảm bảo quá trình học hỏi của bé diễn ra an toàn.
  • Kiên nhẫn khi chỉ bảo bé: Bé không có khả năng tự lập và làm mọi thứ ngay lập tức. Thay vào đó ba mẹ cần chỉ dẫn bé dần dần, ví dụ như làm thế nào để xỏ dép đúng bên, cài cúc đúng cách, lau bát đũa,… Khi bé đã làm tốt những điều bạn chỉ dạy thì bạn có thể tiến hành giao việc cho bé.
Bố mẹ không nên bao bọc con quá mức
Bố mẹ không nên bao bọc con quá mức

Cách dạy con tính tự lập theo Montessori

Theo tiến sĩ Montessori bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ cách sống tự lập thông qua 5 bước dưới đây:

Bước 1: Dạy con các kỹ năng sống tự lập cơ bản và cần thiết

Tất nhiên bé không thể tự làm mọi thứ được mà ba mẹ phải chỉ dạy dần dần. Bố mẹ có thể dạy cho bé kỹ năng vệ sinh cơ thể, kỹ năng làm việc nhà,… Trong lần đầu làm bé có thể mắc phải nhiều sai sót, ví dụ như rửa mặt không sạch, mặc áo bị ngược,… Lúc này bạn cần nhẹ nhàng hướng dẫn bé làm lại, không nên sốt ruột làm thay hay dùng đòn roi.

Bước 2: Đưa bé vào môi trường tự do để rèn luyện

Sau khi đã dạy cho bé những kỹ năng cơ bản nhất bố mẹ nên tạo không gian để bé phát huy tính tự lập của bản thân. Ví dụ như vào buổi sáng bé phải tự mình vệ sinh cá nhân, vào buổi tối bé phải tự mình chuẩn bị đồ dùng đi học,…

Tất nhiên môi trường rèn luyện này phải đảm bảo an toàn cho trẻ, từ phạm vi hẹp rồi mới lan ra phạm vi rộng. Mới đầu ba mẹ có thể để bé tự lập ở nhà, ở trường, đến nhà bạn bè, người thân rồi mới rèn luyện ngoài xã hội.

Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho bé

Ngoài trách nhiệm với bản thân bé còn phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Ba mẹ có thể đưa bảng phân công việc nhà cho từng thành viên trong gia đình. Thông qua đó bé sẽ sống có trách nhiệm hơn, tính tự giác, tự lập được phát huy cao độ. Mới đầu bạn có thể giao các nhiệm vụ đơn giản như quét nhà, lau bàn ghế, sau bạn có thể phân các nhiệm vụ thử thách hơn như giặt giũ, nấu cơm, đi chợ,…

Bước 4: Khuyến khích bé làm việc

Khi bé làm việc, bố mẹ không nên soi mói, bắt lỗi, điều này sẽ khiến trẻ tự ti, bị tổn thương. Thay vào đó ba mẹ nên động viên và khuyến khiachs rằng bé có thể làm tốt hơn trong những lần sau. Được ba mẹ khen ngợi sẽ giúp bé tích cực hơn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Ba mẹ nên khuyến khích bé làm việc
Ba mẹ nên khuyến khích bé làm việc

Bước 6: Bố mẹ làm tấm gương trong suốt quá trình dạy con

Song song với việc chỉ dạy con cách tự lập thì bản thân ba mẹ cũng phải là tấm gương sáng. Ví dụ như ba mẹ muốn dạy con làm việc nhà thì bản thân người chồng sau khi đi làm về không thể nằm xem tivi, phó mặc việc nhà cho vợ.

Thay vào đó, người chồng có thể giúp vợ nhặt rau, rửa chén,…, nhìn vào đó bé cũng sẽ học tập theo. Khi tất cả các thành viên trong gia đình đều có nhiệm vụ riêng bé sẽ thấy mình được đối xử công bằng, đúng mực.

Tổng kết

Cách dạy con tính tự lập đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài, hướng dẫn bé từng bước. Nếu cha mẹ quá bao bọc thì bé dễ có tâm lý ỷ lại, yếu đuối khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách. 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *