Cách dạy con không đòn roi hiệu quả cho bố mẹ

Các bố mẹ nên học cách dạy con không đòn roi bởi đây là phương pháp giáo dục không lành mạnh. Thay vào đó kidstv.com.vn sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu phương pháp giáo dục con không đòn roi hiệu quả.

Cùng tìm hiểu cách dạy con không đòn roi
Cùng tìm hiểu cách dạy con không đòn roi

Dùng đòn roi dạy con có tác hại thế nào?

Việc sử dụng đòn roi sẽ khiến bé bị tổn thương và cả thể chất lẫn tinh thần, bé tỏ ra sợ sệt, không dám tâm sự cùng cha mẹ. Bên cạnh đó chính bố mẹ cũng cảm thấy đau lòng khi đánh con, tình cảm gia đình trở nên sứt mẻ. Tệ hơn trẻ trở nên bướng bỉnh, chỉ làm theo khi bố mẹ dùng đòn roi, hình thành tiền lệ xấu. 

Lý do các bé không nghe lời bố mẹ

Khi các bé không nghe lời rất nhiều cha mẹ quyết định dùng đòn roi để dạy dỗ bé. Đây là điều không nên, trước tiến ba mẹ cần tìm hiểu nguyên do khiến bé không vâng lời trước đã.

Trẻ không nghe thấy lời của ba mẹ

Nhiều khi, bé đang tập trung vào chuyện khác nên không nghe thấy lời của bố mẹ. Chính vì thế bố mẹ cần hỏi lạ bé xem bé có nghe rõ hay không hoặc lặp lại lời nói một lần nữa. Trường hợp bé không nghe thấy lời bạn một cách thường xuyên thì nên dẫn bé đi khám thính giác.

Xem thêm   Kinh nghiệm mang bầu từ A đến Z dành cho bạn

Trẻ không hết ý nghĩa câu nói của bạn

Với trẻ nhỏ, nếu bạn dùng câu từ quá phức tạp bé sẽ không hiểu rõ nên không trả lời được. Chính vì thế khi giao tiếp với trẻ bạn nên dùng câu đơn, từ ngữ đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu.

Bản thân bé không muốn làm theo bạn bảo

Khi sai bé làm một việc gì đó bạn nên tìm hiểu xem bé có đủ khả năng đáp ứng hay không. Nếu có thì hãy dẫn dắt bé cách làm việc, đồng thời chỉ ra những điểm lợi của hành động này.

Đòi roi khiến tình cảm gia đình bị sứt mẻ
Đòi roi khiến tình cảm gia đình bị sứt mẻ

Cách dạy con không đòn roi bạn nên áp dụng

Bạo lực không phải là phương pháp tốt để giáo dục con, thay vào đó bạn nên sử dụng các phương pháp sau: 

Quan sát và dẫn dắt trẻ hình thành thói quen tốt

Bạn cần quan sát thói quen, cách xử sử của bé để khắc phục những điều chưa đúng ngay từ khi nói mới xuất hiện. Các thói quen xấu càng để lâu thì việc sửa đổi càng khó, thậm chí bé còn hành động một cách vô thức.

Khi muốn bé sửa một thói quen nào đó bạn nên giải thích tác hại của nó, chỉ ra lý do bé nên từ bỏ thói quen này. Dưới sự dẫn dắt của bạn bé sẽ dễ dàng từ bỏ các hành động chưa đúng nhanh hơn.

Đưa ra hình thức khen thưởng và xử phạt dành cho bé

Khen thưởng, xử phạt sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc hình thành các thói quen tốt. Ví dụ như nếu bé làm được việc tốt bạn có thể mua cho bé món ăn yêu thích, tặng một món quà bé ao ước bấy lâu. Ngược lại, nếu bé không nghe lời thì không được mua món đồ đó nữa, tuyệt đối không dùng đòn roi.

Trò chuyện để hiểu con hơn

Khi con phạm lỗi bạn không nên trách mắng con ngay mà cần hiểu rõ lý do gây nên lỗi lầm này. Ví dụ như khi bé đánh nhau tại trường bạn nên tìm hiểu xem tại sao các bé lại tranh chấp, bé nhà mình có động thủ trước không,… Khi hiểu và phân tích tình huống một cách toàn diện bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phân xử.

Xem thêm   Thực phẩm cấm kỵ với trẻ theo từng độ tuổi

Ví dụ như bé bị bạn bè bắt nạt, bé phản ứng lại, bạn đã vội đánh bé khi chưa hiểu chuyện sẽ khiến bé ấm ức, không tin tưởng cha mẹ. Thay vào đó, việc tìm hiểu căn nguyên, đồng thời chỉ ra cái sai của bé sẽ giúp bé học được các bài học đáng quý hơn.

Sử dụng các từ ngữ nhẹ nhàng như nên và không nên

Nếu bạn muốn bé làm điều gì đó hãy sử dụng từ nên và không nên. Lúc này bé sẽ không cảm thấy mình bị áp đặt, chủ động hơn khi làm việc. Ngược lại, nếu bạn dùng các từ phải, đừng, không được… thì bé dễ nảy sinh tâm lý phản kháng.

Bạn nên sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng với trẻ
Bạn nên sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng với trẻ

Cho bé thời gian để suy nghĩ về lỗi sai

Các bé còn nhỏ nên không có cái nhìn rõ ràng về chuyện đúng sai. Chính vì thế bạn nên cho bé thời gian suy ngẫm lại lỗi sai của mình, lúc này bé sẽ bình tĩnh hơn, tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Tất nhiên thời gian suy ngẫm này chỉ nên diễn ra trong vòng vài phút, nếu bé chưa hiểu rõ thì bạn có thể phân tích cho bé hiểu.

Đặt giới hạn thời gian để sửa sai

Khi bé có bất kỳ thói quen xấu nào đó bạn nên hướng dẫn bé sửa sai từ từ, bạn có thể thảo luận thời hạn sửa cụ thể, ví dụ như 1 tuần, 10 ngày,… Tất nhiên bạn phải nhấn mạnh rằng sau khi bé sửa được lỗi sai thì ba mẹ, bạn bè vẫn luôn yêu thương bé.

Tự mình làm gương cho bé

Để bé sửa sai nhanh nhất thì bản thân ba mẹ phải là tấm gương sáng cho bé noi theo. Ví dụ như bạn muốn bé có thói quen mời cơm trước khi ăn thì bản thân ba mẹ cũng phải có thói quen này. Nếu không bé sẽ thấy bạn đang áp đặt, đối xử vô lý với bé và nhất quyết không thực hiện.

Tổng kết

Cách dạy con không đòn roi đòi hỏi bố mẹ phải có sự kiên nhẫn trong quá trình giáo dục. Bù lại bé sẽ khắc phục các thói quen xấu một cách nhanh chóng, tình cảm gia đình luôn bền chặt, gắn bó.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *