Lịch tiêm chủng cho mẹ và bé là một trong những thông tin quan trọng mẹ cần nhớ kỹ. Việc tiêm vắc xin sẽ đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, hãy cùng kidstv.com.vn cập nhật ngay lịch tiêm chủng trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải ghi nhớ lịch tiêm chủng cho mẹ và bé?
Mẹ và bé nên tiêm vắc xin đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, từ trước khi mang thai và sau khi sinh con. Một số bà mẹ thấy con tiêm xong bị sốt nhẹ, khó chịu nên ngại đi tiêm, đây là điều không nên.
Bản chất của việc tiêm chủng là đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị. Chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch của trẻ nhỏ sản xuất kháng thể. Các biểu hiện như sốt hay khó chịu chứng tỏ hệ miễn dịch của con đã được kích hoạt, bạn có thể yên tâm.
Phản ứng sau khi tiêm phòng chỉ ở mức độ nhẹ, so với việc trẻ bị bệnh thì dễ chịu hơn nhiều. Mặt khác, nếu mắc bệnh bé có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Chính vì thế mẹ cần phải ghi nhớ lịch tiêm chủng và theo dõi một cách chặt chẽ. Hiện nay các bệnh viện đều sẽ phát sổ tiêm, bạn có thể theo dõi qua đó và đưa trẻ đi tiêm chủng kịp thời.
Lịch tiêm chủng dành cho bé sau khi sinh
Các bé sinh ra thường có hệ đề kháng non nớt, khả năng miễn dịch kém nên rất dễ mắc bệnh. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, tránh mắc phải các biến chứng nguy hiểm thì mẹ phải đưa bé đi tiêm các mũi tiêm quan trọng như:
- Sau khi sinh ra bé không có miễn dịch tự nhiên được mẹ truyền sang nên phải tiêm BCG càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ nhiễm lao.
- Vào tháng thứ 9 sau khi sinh ra, bé cần được tiêm vắc xin sởi để phòng bệnh. Nếu tiêm sớm hơn thì kháng nguyên sẽ bị trung hóa với kháng thể có sẵn trong máu (kháng thể này do cơ thể mẹ truyền sang trong quá trình bú sữa. Như vậy thì hiệu quả của kháng nguyên sởi chỉ còn lại 50%.
- Khi trẻ được 12 đến 23 tháng tuổi thì các bé sẽ cần tiêm nhắc lại DPT và Sabin sớm nhất có thể. Đến khi trẻ đi học thì sẽ được uống thêm Sabin một lần nữa, khi đó trẻ được 5 tuổi.
- Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã đưa vaccin viêm gan B, Viêm não Nhật bản B, … tại các thành phố lớn.
Nhìn chung thì lịch tiêm chủng cho mẹ và bé ở các thành phố là khác nhau. Bạn nên tuân thủ đúng lịch tiêm chủng mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn nên hỏi kỹ bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu xem bé có dị ứng với bất kỳ vắc xin nào không, nếu có bác sĩ sẽ không cho bé tiêm. Sau khi tiêm xong bạn nên để bé ở cơ sở y tế trong vòng 30 phút xem có phản ứng phụ hay không và theo dõi thêm 24 tiếng sau khi tiêm tại nhà. Nếu bé xảy ra biến chứng nặng thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần đó nhất.
Lịch tiêm chủng dành cho mẹ trước và sau khi sinh
Không chỉ có trẻ nhỏ, mẹ bầu cũng có lịch tiêm chủng riêng trước và sau khi sinh, cụ thể các mũi tiêm bé cần tiếp nhận gồm có:
- Trước khi mang thai: Nếu bạn có sự định mang thai trong thời gian tới thì nên tiêm các loại vắc xin như Rubella, sởi, quai bị, cúm, thủy đậu, viêm gan B. Cụ thể lịch tiêm, cách tiêm ra sao thì bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho mẹ khi đi khám tiền sản.
- Trong quá trình mang thai: Lúc này mẹ bầu sẽ được tiêm vắc xin uốn ván, mũi 1 tiêm khi có thai càng sớm càng tốt. Trong khi đó mũi 2 sẽ được tiêm trước khi đẻ ít nhất 15 ngày, thời gian miễn dịch 3 năm. Mũi 3 sẽ được tiêm khi bạn mang thai lại và có hiệu lực trong vòng 5 năm. Cuối cùng là mũi 5 được tiêm khi mang thai lại lần nữa với thời gian miễn dịch suốt đời.
Tốt nhất mẹ nên theo dõi sát sao lịch tiêm phòng bác sĩ đã đưa để đảm bảo sức khỏe của mình và bé yêu. Hiện nay bạn có thể tải các phần mềm theo dõi lịch tiêm về máy để không bỏ lỡ bất kỳ thời điểm tiêm chủng nào.
Tổng kết
Bạn cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho mẹ và bé để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Việc tiêm chủng rất tốt cho sức khỏe, nên mẹ không nên bỏ qua. Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ, khó chịu thì mẹ cũng không cần lo lắng bởi đó chỉ là những phản ứng bình thường. Trong trường hợp có biến chứng nặng sau khi tiêm mẹ và bé cần đến cơ sở y tế gần mình nhất.