Ba mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé để kịp thời mang bé đi tiêm phòng. Nhờ đó bé có thể tránh được nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, đảm bảo sức khỏe để khám phá thế giới. Hãy cùng kidstv.com.vn cập nhật các thông tin quan trọng này.
Tại sao ba mẹ cần cập nhật lịch tiêm chủng cho bé?
Khi bé còn nhỏ thì sức đề kháng vô cùng yếu ớt, nhất là những bé biếng ăn, suy dinh dưỡng. Trong khi đó khí hậu thay đổi bất thường, môi trường phức tạp sẽ tạo điều kiện để dịch bệnh phát sinh và tấn công lên cơ thể bé.
Để giúp bé tăng sức đề kháng, hạn chế mắc các loại bệnh truyền nhiễm nghiêm trong thì ba mẹ cần đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ. Hiện nay các chuyên gia y tế đã xây dựng lịch tiêm chủng cho bé một cách khoa học, ba mẹ cần ghi nhớ và áp dụng theo.
Lịch tiêm chủng cho bé trong giai đoạn 0 đến 24 tháng
Ba mẹ nên xin lịch tiêm chủng từ bác sĩ để tuân theo một cách chặt chẽ và khoa học.
- Lịch tiêm chủng cho bé trong giai đoạn sơ sinh: Trong 24 giờ đầu sau khi sinh ra bé cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B (mũi 1). Trong 30 ngày đầu sau khi sinh ra bé cần tiêm vắc xin phòng bệnh Lao trong vòng 30 ngày đầu sau sinh
- Lịch tiêm của bé giai đoạn 1 tháng tuổi: Trường hợp mẹ bé mang virus viêm gan B thì bé sẽ phải tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh trong giai đoạn này.
- Lịch tiêm giai đoạn 6 tuần đến 2 tháng tuổi: Lúc này bé cần uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1). Khi bé được 6 tuần tuổi trở lên thì sẽ phải tiêm vắc xin mũi 1 phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu. Bên cạnh đó bé cũng sẽ phải tiêm vắc xin mũi 2 phòng bệnh viêm gan B, loại vắc xin 6 trong 1.
- Lịch tiêm giai đoạn 3 tháng tuổi: Bác sĩ sẽ cho bé uống vắc xin liều 2 phòng tiêu chảy do Rotavirus, đồng thời tiêm vắc xin mũi 2 phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu. Ngoài ra bé sẽ phải tiêm thêm vắc xin mũi 3 phòng bệnh viêm gan B, loại vắc xin 6 trong 1.
- Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn 4 tháng tuổi: Thời điểm này bé cần uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus. Đồng thời bác sĩ sẽ tiêm cho bé vắc xin mũi 3 phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu. Ngoài ra bé sẽ được tiêm mũi 4 vắc xin phòng bệnh viêm gan B, vắc xin loại 6 trong 1.
- Lịch tiêm giai đoạn 5 tháng tuổi: Bé sẽ được tiêm vắc xin phòng bại liệt.
- Lịch tiêm giai đoạn 6 tháng tuổi: Bác sĩ sẽ tiêm cho các bé vắc xin mũi 1 phòng bệnh cúm, mũi 2 sẽ được tiêm cách đó 1 tháng và tiêm nhắc lại hàng năm. Ngoài ra bé sẽ được tiêm mũi 1 và mũi 2 vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B,C, 2 mũi cách nhau 2 tháng.
- Lịch tiêm chủng giai đoạn 9 -12 tháng tuổi: Bé sẽ được tiêm vắc xin mũi 1 phòng sởi – quai bị – rubella, thời gian nhắc lại 4 năm. Đồng thời bác sĩ sẽ tiêm cho bé vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, mũi 2 nhắc lại cách đó từ 1 đến 2 năm.
- Lịch tiêm chủng giai đoạn 12 – 24 tháng tuổi: Bé được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, vắc xin Imojev, Jevax, vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Bên cạnh đó bé còn được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A, phòng bệnh viêm gan, phòng thương hàn.
Ba mẹ cần lưu ý điều gì khi đưa bé đi tiêm?
- Trước khi tiêm chủng bé cần khám sàng lọc để có phác đồ tiêm phù hợp, nhờ khám sàng lọc mà bác sĩ sẽ biết bé có bị bệnh gì không, có dị ứng với thuốc nào không,…
- Ba mẹ cần giữa sổ, phiếu và lịch tiêm chủng cho bé để theo dõi xem bé đã được tiêm đầy đủ hay chưa.
- Sau khi bé tiêu chủng sau ba mẹ cần theo sát bé 30 phút tại điểm tiêm chủng và 24 giờ sau khi về nhà để biết được bé có bị phản ứng phụ sau tiêm hay không.
- Nếu ba mẹ phát hiện ra bé gặp phải các triệu chứng bất thường sau khi tiêm như sốt cao, co giật, tím tái,… thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Khi hạ sốt cho bé thì ba mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của y bác sĩ.
- Ba mẹ không nên bôi đắp lên vết tiêm của bé, nếu nó bị đỏ hay sưng nhẹ thì hoàn toàn là phản ứng bình thường.
Các tình huống bé không thể tham gia tiêm phòng
Ngoài việc ghi nhớ và tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé, ba mẹ cũng cần nắm được các trường hợp mà bé không nên tiêm phòng.
- Các bé từng có tiền sử sốc hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin thì không nên tiêm tiếp liều 2.
- Nếu bé bị suy chức năng các cơ quan trong cơ thể thì không nên tiêm chủng, ví dụ như bé bị suy gan, suy thận.
- Nếu bé bị suy giảm hệ miễn dịch thì các vắc xin sống là không phù hợp.
- Nếu bé được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây nhiễm thì không nên tiêm vắc xin phòng bệnh lao.
Chế độ chăm sóc cho bé sau khi tiêm chủng
- Ba mẹ cần để bé ở lại cơ sở tiêm 30 phút để tránh trường hợp sốc thuốc. Lúc này ba mẹ cần để ý xem bé có gặp các dấu hiệu như nôn, da mẩn đỏ, thở nhanh hay không,…
- Sau 24 giờ đến 48 giờ ba mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem bé có sinh hoạt như bình thường hay không, thân nhiệt, nhịp thở ra sao.
- Đối với phần da được tiêm chủng thì ba mẹ cần để ý xem nó có sưng đỏ hay phát ban gì không.
- Sau khi tiêm xong mẹ nên cho bé ăn mặc quần áo thoáng mát, dinh dưỡng đầy đủ. Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ thì ba mẹ có thể dùng các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen, còn nếu vết tiêm bị sưng thì nên chườm lạnh. Ngoài ra ba mẹ không được thoa bất kỳ loại thuốc nào vào vết tiêm, không tự ý sử dụng Aspirin.
Tổng kết
Ba mẹ cần nắm được lịch tiêm chủng của bé để đưa bé đi tiêm phòng đúng hạn. Bên cạnh đó ba mẹ cần phải chăm sóc bé đúng cách sau khi tiêm để đảm bảo sức khỏe cho bé.