Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm mang thai từ các mẹ bỉm sữa, đặc biệt là cách đối phó với các mệt mỏi, biến chứng khi mang thai. Kidstv.com.vn đã tổng hợp chi tiết cách đối phó này, bạn hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng.
Kinh nghiệm mang thai: Cách đối phó với khó chịu khi mang thai
Khi mang thai mẹ bầu sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi, ngực căng tức,… Cách đối phó với các khó chịu này rất đơn giản, bạn có thể thực hiện được luôn.
Cách đối phó với chứng ốm nghén
Có đến 50% bà bầu gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai, chính vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, đến tháng thứ 4 chứng ốm nghén giảm dần và biến mất. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau để ứng phó với chứng ốm nghén:
- Uống nhiều nước, cả nước lọc lẫn nước hoa quả.
- Bạn có thể chia nhỏ lượng thực ăn cần nạp trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ.
- Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm dễ ăn như bánh nướng, bánh quy, bánh mì que,..
- Bạn không nên ăn các loại thực phẩm cay béo, tích cực bổ sung các loại dưỡng chất, đặc biệt là Vitamin B1, B2, B6, Mg…
Cách đối phó với chứng mệt mỏi
Trong ba tháng mai thai đầu tiên, cơ thể mẹ rất hay mệt mỏi, khó chịu. Cách tốt nhất là bạn hãy quan tâm đến cơ thể mình, nghỉ ngơi đúng lúc. Bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga để ngủ ngon và cơ thể thoải mái hơn.
Cách đối phó với chứng nhạy cảm với mùi
Khi mang thai, mỗi người phụ nữ sẽ nhạy cảm với một mùi riêng, người khó chịu với mùi xăng, người khó chịu với mùi tanh,… Cách tốt nhất là bạn nên tránh xa nơi có các mùi khiến mình khó chịu, đồng thời luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của mình.
Cách đối phó với chứng căng tức ở ngực
Khi mang thai ngực của mẹ sẽ lớn hơn, nhạy cảm và có cảm giác căng tức. Lúc này lưu lượng máu tăng lên khiến cho ngực nhạy cảm, khó chịu vào ban đêm. Tốt nhất bạn nên mặc những chiếc áo ngực thể thao cotton để ngực dễ chịu nhất.
Cách đối phó với chứng táo bón
Khi mang bầu, cơ trơn đường tiêu hóa của mẹ bị giãn do tác dụng của hormone, giảm hiệu quả đẩy chất thải. Lúc này bạn cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau xanh.
Cách đối phó với chứng tiểu nhiều vào ban đêm
Bà bầu thường hay buồn tiểu vào ban đêm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà giảm lượng nước uống mỗi ngày. Thay vào đó bạn có thể nghiêng người về pháo trước khi đi tiểu để bàng quang tháo rỗng hoàn toàn.
Cách đối phó với chứng ợ nóng, khó tiêu
Để đối phó với chứng ợ nóng thì bạn nên hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, chứa caffein hay thực phẩm có khí. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm thanh mát, nhiều dưỡng chất và tốt cho cơ thể.
Cách đối phó với chứng chuột rút
Để tránh tình trạng chuột rút bạn nên gác chân lên cao để máu được lưu thông. Đồng thời bạn cũng nên massage chân, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như vitamin, canxi hay magie,… Ngoài thực phẩm hàng ngày thì bạn có thể bổ sung dưỡng chất này qua các dòng thực phẩm chức năng uy tín.
Cách đối phó với cơn đau đầu, đau lưng, mỏi hông
Nếu bạn bị đau đầu trong thời gian mang thai thì hãy nghỉ ngơi thư giãn. Bên cạnh đó bạn có thể chườm gạc lạnh lên mặt hoặc lên cổ, hít thở đều để cơn đau qua nhanh. Còn nếu bạn bị đau lưng, mỏi hông thì hãy massage cơ thể nhẹ nhàng, tắm bằng nước ấm.
Cách ứng phó với chứng tăng tiết dịch âm đạo
Dịch âm đạo tiết ra nhiều sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm trùng vùng kín, tuy nhiên nó sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Thay vì thử thụt rửa tốt nhất bạn nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để gạt bỏ cảm giác này.
Cách ứng phó với tính trạng phù chân, rạn da
Khi chân bị sưng phù bạn nên đi giày rộng để chân luôn thoải mái. Bên cạnh đó bạn có thể áp chân lên cao khi ngồi, khi nằm để giảm áp lực xuống chân. Với chứng rạn da thì bạn nên dùng dầu dừa, kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên để đánh bay rạn nứt.
Kinh nghiệm mang thai: Đề phòng biến chứng
Khi mang thai, nếu không cẩn thận bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: thai lưu, sinh non, tiền sản giật,… Bạn cần phải cập nhật ngay cách xử lý khi gặp các loại biến chứng này
Biến chứng ra máu âm đạo
Ngay khi phát hiện ra tình trạng ra máu âm đạo bạn nên đi bệnh viện uy tín để thăm khám ngay. Trong 3 tháng đấu hiện tượng này có thể cảnh báo nguy cơ sảy thai, 3 tháng sau là dọa đẻ non, rau bong non và 3 tháng cuối là chuyển dạ.
Biến chứng tiền sản giật, ra nước ối
Đây là hiện tượng nhiễm độc thai nghén, bà bầu sẽ gặp phải các dấu hiệu như: tử cung có bóp mạnh, huyết áp cao, chân phù nề,… Với triệu chứng này bạn không thể tự xử lý tại nhà mà cần phải tìm đến cơ sở y tế gần mình nhất. Tương tự như vậy thì tình trạng ra nước ối ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng sẽ phải mang đi cấp cứu.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, về phía mẹ thì bà bầu có thể chuyển sang bị tiểu đường. Còn với trẻ thì bé sinh ra có nguy cơ hạ đường huyết, suy hô hấp,… Tốt nhất bạn nên đi khám thai theo lịch của bác sĩ để phát hiện ra tình trạng này sớm nhất có thể.
Tổng kết
Với kinh nghiệm mang thai từ các bà mẹ bỉm sữa thì bạn phải đi khám thai định kỳ để sớm phát hiện ra các biến chứng lạ. Mẹ hoàn toàn có thể nhờ bác sĩ cách giải quyết khi gặp nhiều khó chịu trong quá trình mang thai.