Vũ Văn Tiến nhận án tử: Một lần con dại, cả đời mẹ đau

(Xã hội) – Khi tòa tuyên án tử cho con trai, mẹ Vũ Văn Tiến đã rơi những giọt nước mắt đắng cay khiến người đời không khỏi xót xa.

Nỗi đau xé lòng những người ở lại

Hơn 1 năm sau vụ thảm sát ở Bình Phước, gia đình nạn nhân vẫn còn nguyên nỗi đau khắc khoải và những ám ảnh khôn nguôi. Ba mẹ của vợ chồng ông Mỹ bà Nga cùng anh em họ hàng đã trải qua 1 năm đại tang u tối.

Ngôi biệt thự nơi xảy ra vụ thảm sát đã từng có dự tính cho người phá bỏ để họ hàng không còn phải nhớ lại những cảnh đau thương. Nhưng cuối cùng mọi người vẫn quyết định giữ lại làm kỷ niệm, chỉ sửa lại kết cấu bên trong để có nơi thờ Phật và 6 người đã mất.

“Dù bản án thế nào đi nữa, những kẻ có tội sẽ bị pháp luật trừng trị nhưng còn nỗi đau của những người thân nạn nhân có lẽ chẳng bao giờ hết”, bà Thiên Nga (em gái nạn nhân Ánh Nga) nói.

Có lẽ vì phải chịu những mất mát và đau thương cào xé suốt 1 năm qua, nên gia đình nạn nhân khó có thể tha thứ cho hai kẻ thủ ác.

Nỗi đau xé lòng những người ở lại
Nỗi đau xé lòng những người ở lại

Mẹ Vũ Văn Tiến vái lạy gia đình nạn nhân

Sáng nay (18/7), TAND cấp cao ở TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại trong vụ thảm sát 6 người trong 1 gia đình ở Bình Phước.

Tại địa điểm xét xử, bà Vũ Thị Thi (mẹ của bị cáo Vũ Văn Tiến) cùng người thân có mặt từ sớm. Bà đi lại trong khoảng sân của tòa và liên tục nhìn về phía cổng.

Sau khi bà Thi có mặt, gia đình nạn nhân vụ thảm sát ở Bình Phước cũng mang theo 6 di ảnh xuất hiện. Bà Thi chắp tay, vái lạy xin gia đình bị hại tha thứ nhưng không được để ý, VnExpress đưa tin.

Mẹ và chị Tiến đang vái lạy xin gia đình nạn nhân tha thứ. 
Mẹ và chị Tiến đang vái lạy xin gia đình nạn nhân tha thứ. 

Khép lại hành trình xin 10.000 chữ ký tha tội chết cho con

Trước đó, khi phiên sơ thẩm kết thúc với bản án “Tử hình” dành cho Vũ Văn Tiến, bà Thi đã cố nén đau thương mà gượng dậy, miệt mài trong 2 tháng trời đi gõ cửa nhiều nơi, thuyết phục từng người ký tên tha tội chết cho Tiến, những mong sẽ giúp con thoát án tử trong phiên phúc thẩm.

Ngày 16/3, vợ chồng ông bà đã mang 3 cuốn tập, trong đó tập hợp gần 10.000 chữ ký của người dân đến giao cho luật sư Lê Văn Nam (người bào chữa cho Vũ Văn Tiến trong phiên sơ thẩm tại Bình Phước). Gần 10.000 chữ ký đã được đóng thành 3 cuốn tập dày. Từng người đều ghi rõ họ tên, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà rõ ràng. Bà nói rằng, dù chỉ còn 1% cứu được con, bà cũng sẽ làm, làm tất cả những gì có thể cho con.

Nhưng rồi, phán quyết đúng người, đúng tội, khó cãi về mặt pháp lý lẫn nhân tâm cũng được đưa ra: Y án tử hình đối với Vũ Văn Tiến.
Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi sau khi kết thúc phiên tòa, bà Thi vẫn không thể nói trọn hết câu, đôi khi phải dừng lại nấc nghẹn, nước mắt giàn giụa trong nỗi đau mất con. Vuốt vội dòng lệ, bà nói: “Nếu lấy mạng tôi ra mà thay thế cho mạng của con được, tôi cũng đồng ý. Thằng Tiến không đáng bị tội tử hình”.

Niềm hy vọng cuối cùng gửi vào lá đơn ân xá

Hiện tại, cơ hội cuối cùng của Tiến là làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá trong vòng 7 ngày. Bà Thi nói, sau khi về nhà, bà sẽ soạn gấp một lá đơn xin ân xá gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang để mong con thoát án tử.

“Tôi tính đón xe ra Hà Nội để gửi tận tay lá đơn đến Chủ tịch nước nhưng không biết có gặp được không. Nhưng tôi vẫn đi, dù biết thời gian chỉ còn 7 ngày nữa để gửi đơn ân xá”.

Dù Tiến là người trực tiếp trói, giữ các nạn nhân để Dương ra tay sát hại, nhưng đối với người mẹ đau khổ này, con trai bà chỉ là một đứa trẻ ngây dại, bị người khác dụ dỗ làm chuyện tày trời. Nhưng vô tình hay cố ý, cái “dại” của Tiến cũng đã làm người mẹ khốn khổ của mình đau đớn suốt phần đời còn lại.

Con dại một lần, mẹ đau một đời

“Đi khắp thế gian, không ai thương con bằng mẹ
Ghánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha”

Quả đúng là cả thế gian, mẹ cha là người yêu thương con vô điều kiện. Dù con lầm lỡ hay sai trái cũng chỉ có bố mẹ ở bên. Chỉ vì một lần dại dột mà Vũ Văn Tiến khiến mẹ mình đau đớn và tủi nhục cả đời. Liệu có đáng không?

Đây cũng là bài học dành cho tất cả mọi người. Đừng bao giờ làm bố mẹ phải đau đớn, tủi hổ vì mình nữa.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *