Bệnh sốt phát ban ở trẻ em

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.  Khi trẻ sốt phát ban, bố mẹ phải biết cách xử trí căn bệnh này tại nhà cho trẻ đúng cách để không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Cần làm những việc gì khi trẻ bị sốt phát ban và điều trị bệnh tại nhà và các cơ sở y tế như thế nào?

Trẻ sốt phát ban là tình trạng gì?

Sốt phát ban ở trẻ là tình trạng hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Thời gian này trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công gây tình trạng nổi ban đỏ như virus sởi, virus Rubella (bệnh sởi Đức) hoặc virus đường ruột ECHO gây ra.

Người lớn chưa từng bệnh nếu tiếp xúc với trẻ bị sốt phát ban có thể sẽ ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, đối với người lớn khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng.

Nếu không bị phát ban hoặc chỉ sốt nhẹ, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus qua con cái của mình và các thành viên khác trong gia đình thông qua dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt. Tuy nhiên, đối với người lớn khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt phát ban

Trước khi bị sốt phát ban, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc. Sau đó, trẻ có biểu hiện sốt. Bố mẹ có thể biết con bị sốt phát ban khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ 37,5 °C – 38 °C hoặc sốt cao đến 39,4 °C.

trẻ sốt phát ban

Với từng loại nguyên nhân gây sốt phát ban thì lại có các biểu hiện sốt khác nhau:

Trẻ sốt phát ban xuất hiện các nốt phát ban đỏ do virus sởi gây ra

Trẻ có các triệu chứng sốt, nốt ban nổi khi sốt giảm dần. Ban đầu nốt sởi sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân trẻ. Sau đó ban sởi lặn mất theo thứ tự xuất hiện. Các nốt ban sởi là dạng ban sẩn, khi biến mất sẽ để lại những vết thâm trên da đặc trưng.

Trẻ bị sốt phát ban dạng này có thể có các triệu chứng khác kèm theo như chảy nước mũi, ho, đỏ mắt. Cha mẹ cần chú ý virus sởi này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như biến chứng về viêm phổi, viêm não do virus.

Các nốt phát ban đỏ do virus rubella gây ra (còn gọi là ban đào)

Loại phát ban này ban đầu xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống dưới chân, thời gian phát kéo dài trong khoảng 3 ngày. Loại ban này thường dày hơn ban sởi.

Trẻ có thể có dấu hiệu kèm theo như tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ, một số trẻ sẽ có triệu chứng đau khớp. Tình trạng sốt phát ban này được xem là lành tính đối với trẻ, không gây ra biến chứng hay nguy hiểm như sốt phát ban sởi trên.

Thời gian ủ bệnh sốt phát ban trung bình khoảng 1 tuần, tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ. Khi tình trạng sốt giảm thì trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người, thông thường là một đến vài ngày từ khi trẻ có biểu hiện sốt. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện khác kèm theo như tiêu chảy, hoặc phân hơi lỏng.

Ban thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi hình thành các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt ban thường lưu lại ở trẻ trung bình 3-5 ngày.

trẻ sốt phát ban

Sau phát ban nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không để lại các vết thâm trên da cho trẻ (ngoại trừ sởi). Trong trường hợp nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét hình thành sẹo. Chăm sóc trẻ bị phát ban đúng cách sẽ không để lại các vết thâm sau này.

Chú ý cho bố mẹ là thời gian ủ bệnh sốt phát ban vào khoảng 1 tuần vì vậy cần quan tâm đến bé để ngăn chặn khỏi các tác nhân gây bệnh cũng như là phát hiện kịp thời lúc có những triệu chứng mới.

Sốt phát ban ở trẻ có lây không?

Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Virus lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Bệnh không lây truyền qua giao tiếp.

Sốt phát ban ở trẻ dễ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là ở môi trường nhà trẻ, trường học. Môi trường này phù hợp cho việc lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp khi trẻ bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho làm phát tán những tia nước bọt nhỏ chứa virus bệnh sang cho các trẻ khác. Và đây là con đường cơ bản khiến trẻ bị mắc bệnh sốt phát ban.

Bệnh sốt phát ban vô cùng phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Phần lớn trẻ bị nhiễm sốt phát ban khi đi nhà trẻ.

Trẻ nhỏ khi đi mẫu giáo thường là đối tượng dễ nhiễm virus nhất vì hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Hơn nữa, trong cùng một môi trường lớp học có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trẻ khác. Ví dụ như, một đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ nhiễm virus nếu dùng chung cốc với trẻ khác bị bệnh.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.